Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Cao Bằng triển khai lắp đặt TBGSHT

Thực hiện Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Cao Bằng đã triển khai việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) đối với xe ô tô chở khách trên địa bàn theo quy định.
 
Tuy nhiên, để  thiết bị GSHT định vị oto, dinh vi xe may thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý kinh doanh vận tải, cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô.

hộp đen ô tô Cao Bằng
Các xe chở khách phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Thiết bị GSHT là thiết bị điện tử được sử dụng để lắp trên xe ô tô có chức năng ghi và lưu trữ các thông tin liên quan đến vận hành của xe trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua thiết bị GSHT, cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp vận tải thuận lợi hơn trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các phương tiện trong suốt hành trình trên tuyến. Thiết bị GSHT giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông và xác định được nguyên nhân khi xảy ra tai nạn giao thông.

Thực hiện Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô của Chính phủ, trong đó quy định đến ngày 1 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định (Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ) phải gắn thiết bị GSHT, từ đầu năm 2012, Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ. Đồng thời ban hành văn bản yêu cầu Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra việc lắp đặt thiết bị GSHT tại các đơn vị kinh doanh vận tải. Theo đó, 100% xe chở khách trên địa bàn tỉnh lắp đặt thiết bị GSHT theo quy định. Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh vận tải và phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết bị GSHT, các ngành chức năng đang tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử lý những đơn vị vi phạm.

Sở GTVT đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt, vận hành thiết bị GSHT, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện đối với các đơn vị kinh doanh vận tải về Luật Giao thông đường bộ và các văn bản khác có liên quan. Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, với 209 đầu xe. Qua theo dõi, kiểm tra việc duy trì hoạt động các thiết bị GSHT của các doanh nghiệp vận tải do Sở GTVT thực hiện cho thấy, đa số các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải đã duy trì tốt, phát huy hiệu quả những tác dụng của thiết bị GSHT. Tuy nhiên, thực tế lắp đặt và khai thác thiết bị này vẫn còn một số hạn chế. Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở GTVT tổ chức 2 đoàn thanh tra, kiểm tra việc lắp đặt thiết bị GSHT thì có đến 40% số xe lắp đặt chưa đúng yêu cầu, thiết bị hoạt động chưa hiệu quả. Lý do chính là hiện nay trên địa bàn tỉnh có 17 đơn vị đại diện cung cấp thiết bị GSHT của các doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội. Các đại lý này thường tìm đến các doanh nghiệp, các chủ xe để tư vấn, mời chào chủ xe mua thiết bị của họ. Tuy nhiên, do không có trụ sở tại tỉnh nên việc bảo hành, sửa chữa thiết bị khi có sự cố hoặc hư hỏng thường chậm trễ. 

Hợp tác xã Vận tải số 1 (Thành phố) hiện có 53 đầu xe đang hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, đến nay, đơn vị đã lắp đặt thiết bị GSHT cho toàn bộ các xe. Ông Đỗ Minh Đức, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Việc lắp đặt thiết bị GSHT rất có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi từ màn hình máy vi tính ở phòng điều độ, nhân viên điều hành theo dõi được tốc độ, toạ độ của xe, số lượng hành khách trên xe theo từng thời điểm để có những cảnh báo, điều chỉnh cho phù hợp, nhằm hạn chế tai nạn xảy ra. Từ năm 2012, đơn vị đã chi hơn 200 triệu đồng lắp đặt thiết bị GSHT cho các xe vận tải khách. Từ khi có thiết bị GSHT, việc quản lý phương tiện vận tải trở nên đơn giản hơn bởi chỉ cần ngồi tại văn phòng cũng có thể kiểm tra được hoạt động của từng xe. Bản thân người lái xe cũng dựa trên thiết bị giám sát để nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là yếu tố an toàn cho hành khách, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Hiệu quả là vậy nhưng việc lắp đặt và sử dụng vẫn còn nhiều khó khăn do trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị GSHT với những gói dịch vụ khác nhau nên chúng tôi không biết sản phẩm nào chất lượng, ngoài ra chi phí để duy trì hoạt động của thiết bị cũng khá cao. Khi thiết bị xảy ra sự cố, hư hỏng thì nhà cung cấp khắc phục chậm, có khi đến vài ba ngày.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị GSHT, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 23/TT-BGTVT ngày 26/8/2013 quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT và cảm biến tải trọng của xe ô tô. Theo đó, từ ngày 15/10/2013, các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thiết bị GSHT của xe ô tô và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của xe ô tô trong phạm vi cả nước phải thực hiện cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của xe theo quy định của thông tư này.

Ông Hoàng Vũ Nhuận, Phó trưởng Phòng Vận tải, Sở GTVT cho biết: Nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải còn lắp đặt mang tính đối phó, chưa phát huy đầy đủ hiệu quả của thiết bị GSHT. Sở đã nhắc nhở các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt thiết bị GSHT chưa đúng yêu cầu, thiết bị hoạt động chưa hiệu quả liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để hoàn chỉnh thiết bị, nếu còn tái diễn sẽ có hình thức xử phạt theo quy định. Thời gian tới, Sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc lắp đặt thiết bị GSHT trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, nhằm góp phần tăng cường, phát huy hiệu quả của thiết bị, nâng cao ý thức chấp hành của lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải.

 Theo quy định tại Nghị định số 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, từ ngày 1/7/2013, người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải  không gắn thiết bị GSHT của xe (nếu có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng, kèm theo hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe 30 ngày.

dinh vi xe may, thiet bi dinh vi xe may

0 nhận xét:

Đăng nhận xét