Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Lắp thiết bị giám sát hành trình giảm tình trạng lái xe ẩu

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Do ngày càng nhiều doanh nghiệp chào hàng các thiết bị giám sát hành trình, nên chính Hiệp hội đã kiến nghị Bộ GTVT phải ban hành quy chuẩn “hộpđen” để tránh lãng phí, tiêu cực. Ông Hùng cũng khẳng định việc lắp hộp đen sẽ hạn chế đáng kể tình trạng chạy ẩu của các xe khách.

Theo đó, Thông tư “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô - dinh vi oto” vừa được Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ 23/4/2011. Thông tư này quy định: Từ ngày1/7/2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ500 km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vậntải hàng hoá bằng container bắt buộc phải gắn "hộp đen - dinh vi hop chuan". Đến ngày 1/1/ 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 km trởlên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Liên tục giám sát

Cụ thể, thiết bị giám sáthành trình (hay còn gọi là “hộp đen”) được gắn trên xe khách, xe container phải có: bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gianthực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin láixe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động thiết bị, … và phần mềmphân tích dữ liệu.

Thông tư cũng quy định rõ, thiết bị “hộp đen” phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính củadoanh nghiệp vận tải để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá trình khai thác, vận hành của xe gồm: thông tin về xe và lái xe; hành trình củaxe; tốc độ vận hành của xe; số lần và thời gian dừng, đỗ xe; số lần và thời gianđóng, mở cửa xe; thời gian làm việc của lái xe.

Khi vận hành thiết bị, tất cả các số liệu liên quan đến thời gian lưu trữ phải được đồng bộ với thời gian GPS và được hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam. Khi mất tín hiệu GPS, phải tự động chuyển sang sử dụng đồng hồ thời gian của thiết bị đã được đồng bộ với đồng hồ GPS trước đó.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: do ngày càngnhiều doanh nghiệp chào hàng các thiết bị này, nên chính hiệp hội đã kiến nghịcho Bộ phải ban hành quy chuẩn “hộp đen” để tránh lãng phí, tiêu cực.

Tuy vậy, ông Hùng cho rằng, đối với các doanhnghiệp vận tải lớn như Phương Trang, Mai Linh, Hoàng Long…do có số lượng xe lớn,trình độ quản lý cao nên dễ dàng xây dựng trung tâm quản lý thông tin tại chínhdoanh nghiệp để kết nối với hộp đen.

Song vớicác nhà xe nhỏ lẻ tại các địa phương (thường chỉ có 1-2 xe tham gia chạy đườngdài) thì rất khó có được hệ thống quản lý này. Do vậy, theo ông Hùng, các SởGiao thông tại các địa phương nhỏ phải xây dựng một trung tâm máy tính để quảnlý cơ sở dữ liệu của các nhà xe nhỏ lẻ, bởi thực tế, số các nhà xe này tham giachạy đường dài chiếm tỉ lệ không nhỏ và thường là đối tượng chạy ẩu nhất.

Sẽ giám sát tái xế?

Theo đại diện Vụ Vận tải (Bộ GTVT), thựctế hiện nay các doanh nghiệp có tên tuổi đã lắp đặt và vận hành hệ thống này rấthiệu quả, không chỉ giúp quản lý doanh nghiệp, quản lý lái xe và thật sự nhữngchuyến xe của các doanh nghiệp này bao giờ cũng an toàn hơn các nhà xe nhỏ lẻ,xe dù.

“Nhưng với các nhà xe chỉ 1-2 xe thì đúng là sẽ khó khăn. Bộ GTVT sẽ giao các sở địaphương tăng cường tuyên truyền, giám sát để triển khai có hiệu quả. Tất nhiênvới các xe đăng kí khai thác mới bắt buộc phải có. Cùng với đó sẽ phối hợp cáclực lượng cảnh sát giao thông xử lí nghiêm nếu xe nào vi phạm (xe khách chạytuyến trên 500km) từ sau ngày 1.7.2011”, đại diện Vụ Vận tải cho hay.

Ông Cao Xuân Hồng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát về trật tự xã hội (Bộ Công an)cho rằng, việc lắp hộp đen sẽ tạo chuyển biến đáng kể trong ý thức chấp hànhgiao thông của tài xế, như các tài xế phóng nhanh vượt ẩu, tranh giành khách…
Ngoài ra, ông Hồng cũng hy vọng với những thông số mà hộp đen cung cấp, như: tốcđộ của phương tiện giao thông trước khi xảy ra va chạm, vết phanh, thời gianphanh để xe dừng lại, đèn xinhan bật hay tắt, cửa mở hay đóng…  cơ quan chứcnăng có thể hình dung rõ hơn điều gì đã xảy ra và từ đó, xác định được chính xácnguyên nhân trong các trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố.

Chưa kể, “khi quy định lắp hộp đen có hiệu lực,ngành công an hoàn toàn có thể sử dụng những thông tin này để “phạt nguội” cáchành vi vi phạm”, ông Hồng nói.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết: Thiết bị giám sát hành trình chủ yếutrước mắt là phục vụ cho các doanh nghiệp vận tải dung để quản lý hoạt động kinhdoanh, sau đó có thể phục vụ cho các cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.

“Nếu Cảnh sát giao thông cần cung cấp số liệu để có những kết luận chính xác nguyên nhân gâynên tai nạn giao thông, thì thiết bị giám sát sẽ cung cấp”, ông Hùng cho hay.

Dù vậy,nhưng ông Hùng cũng cho biết, hiện Hiệp hội ô tô vận tải cũng đang kiến nghị với Bộ GTVT lùi thời gian có hiệu lực gắn thiết bị giám sát hành trình đến ngày 28/7. Bởi, đối với thế giới, việc lắp thiết bị này không mới, nhưng Việt Nam lại mới nên cần phải có thời gian kiểm nghiệm, thẩm định chất lượng của thiết bị.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là cần phải có quy định rõ của nhà nước về tiêu chuẩn của thiết bị này, do hiện nay thiết bị và đơn vị cung cấp thiết bịkhá nhiều, nên cần phải có tiêu chuẩn để đánh giá thiết bị, tránh tình trạng lưuhành những thiết bị không đạt yêu cầu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét